Có nên đưa ra quy tắc giáo dục đối với học sinh "chưa ngoan" không?
Trong các tham luận tại Hội nghị thì sáng kiến kinh nghiệm của
giáo viên trường cấp 2,3, hiện tại có đề xuất sáng kiến GD học sinh “chưa
ngoan” với 5 quy tắc cơ bản và khi giáo viên chủ nhiệm áp dụng. Mặt khác, sáng
kiến này cũng có thể áp dụng cho cả gia đình và các tổ chức khác trong quá
trình phối hợp giáo dục học sinh đã mang lại những thành công nhất định: số học
sinh “chưa ngoan” và số vụ đánh nhau gây mất trật tự an ninh trường học đã giảm
nhiều cả về số lần và mức độ nghiêm trọng.
Phần lớn những ai quan tâm đến sự nghiệp GD đều luôn tự hỏi:
công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường được xuyên suốt từ bé đến lớn. Thế
nhưng vấn đề đạo đức học sinh, sinh viên đang là sự lo lắng, bức xúc của xã hội?
Hy vọng 5 quy tắc giáo dục học sinh “chưa ngoan” này sẽ là kênh thông tin giúp
giáo viên, phụ huynh, các nhà quản lý GD tham khảo nhằm từng bước hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật của HS, SV.
Đọc thêm: học phí trường thpt Hồng Đức
Quy tắc giáo dục tại trường nội trú lớp 8 tốt nhất TPHCM
Quy tắc Hiểu rõ – Hợp tác tại trường nội trú lớp 8 tốt nhất TPHCM Hồng Đức. Tìm hiểu tình hình của
lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Đây là dịp để kiện toàn lại đội ngũ cán bộ
lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt mạnh mà lớp đã có. Từ
đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế hoạch giáo dục học sinh
“chưa ngoan” dựa trên những bao quát khởi đầu mà giáo viên chủ nhiệm cũ cung cấp.
Tìm hiểu một cách hết sức tế nhị học sinh “chưa ngoan” từ cán bộ lớp đến cả những
em thuộc “nhóm” của học sinh “chưa ngoan” để từ đó có kế hoạch hợp lý và phối hợp
với gia đình để giáo dục các em. Khi đã tiếp xúc được với phụ huynh của học
sinh “chưa ngoan”, điều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và
phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết
rõ con em mình. Điều đó sẽ không có tác dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý nghĩa
của sự hợp tác, phối hợp giáo dục. Vì vậy, cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi
mở một cách hết sức tâm lý và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh học
sinh một sự tin tưởng, một tình cảm gần gũi, thân mật, một thái độ tận tâm hợp
tác để giáo dục con em họ trở thành người tốt.
Quy tắc này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với
gia đình những khó khăn trong việc dạy dỗ các em, và ngược lại gia đình sẵn
sàng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình suốt năm học. Vấn
đề ở đây là các em cần phải được giáo dục để hiểu, nhận ra và chống lại tác động
tiêu cực của những con người và sự việc xấu bằng sự quan tâm của gia đình và của
giáo viên chủ nhiệm.
Đọc thêm: trường
tư thục lớp 11 chất lượng
Giáo dục học sinh cấp 3 theo hướng độc lập
Giáo viên chủ nhiệm tại cấp 3 trường THCS - THPT Hồng Đức quan tâm bằng cách
trực tiếp hỏi thăm học sinh “chưa ngoan” về hoàn cảnh gia đình để giúp các em dần
dần ý thức về việc quan tâm đến gia đình mình kết hợp với quan tâm thăm hỏi học
sinh “chưa ngoan” về bạn bè thân thích thường hay chơi với nhau. Đồng thời
thông qua phối hợp chặt chẽ gia đình, giáo viên bộ môn để hiểu thêm về năng lực
học tập cũng như thái độ và sự tôn trọng, lễ phép của học sinh “chưa ngoan” và
gián tiếp giúp đỡ, quan tâm, ân cần hơn đối với các em. Phối hợp với các ban
ngành, đoàn thể trong nhà trường để gắn các em vào những hoạt động mà các em ưa
thích, hoặc chia sẻ, giúp đỡ các em những khó khăn. Kêu gọi và yêu cầu các em
khác trong lớp biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn mình (là những học sinh
“chưa ngoan”), không nên xem thường và cô lập bạn, hoặc phê phán một cách thái
quá hay gay gắt dẫn đến mâu thuẫn chỉ vì thi đua của lớp quá thấp. Điều đó lại
có thể thúc đẩy việc tìm kiếm bạn bên ngoài nhà trường (nhất là những nhóm thiếu
niên hư hỏng sẽ có khả năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc). Quan sát, theo
dõi học sinh “chưa ngoan” hằng ngày về việc thực hiện nội quy, quy chế trường lớp,
về thái độ học tập bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm
nắm vững và sẽ không vội vàng kết luận mội vi phạm nào đó khi chưa tích lũy đầy
đủ các sự kiện cần quan sát nhằm tránh làm tổn thương đến tâm lý và tình cảm của
các em.
Giáo viên chủ nhiệm cần xử lí những vi phạm của tất cả học
sinh trong lớp với một thái độ nghiêm khắc, công bằng và tôn trọng học sinh,
cho dù đó là cán bộ lớp hay học sinh “chưa ngoan”. Có như vậy những em “chưa
ngoan” sẽ cảm thấy giáo viên chủ nhiệm đã tôn trọng tất cả thành viên trong lớp,
không thiên vị, không hề “ghét bỏ” mình (theo suy nghĩ của các em).
Cần lưu ý: nếu nghiêm khắc quá mức sẽ dẫn đến “phản sư phạm”
và phản tác dụng. Giáo viên chủ nhiệm phải là người tận tụy với công việc, có
tình yêu thương, tấm lòng độ lượng và bao dung đối với học sinh. Tuy nhiên lòng
yêu thương ấy không thể pha trộn với những nét ủy mị, mềm yếu và thiếu sự đề ra
yêu cầu nghiêm khắc đối với các em, mà ngược lại.
Quy tắc này sẽ xóa bỏ khoảng cách, làm cho học sinh “chưa
ngoan” cảm thấy mình không bị “ghét bỏ” hay bị “bỏ rơi.” Tình cảm thầy-trò dần
được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho những tâm sự, những chia sẻ... Khi
đó những lời động viên, những định hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả
cao.
Đọc thêm: trường
tư thục lớp 8 tốt
THÔNG TIN LIÊN HỆ
039.226.7777 (Thầy
Gia Thành)
090.3934.347 (Cô Bình
Minh)
Nhận xét
Đăng nhận xét